Tắt đèn (Ngô Tất Tố) – Phân tích, tác giả, Nội Dung & Pdf

Tắt đèn là một trong các tác phẩm nổi bật nhất sự nghiệp của tác giả Ngô Tất Tố. Hiện một phần của tác phẩm này đã đưa vào trong sách Ngữ Văn lớp 8. Để hiểu rõ hơn về tác phẩm này cũng như tác giả Ngô Tất Tố hãy cùng tham khảo bài viết của chúng tôi!

Tắt đèn
Tìm hiểu về tác phẩm Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố

Giới thiệu về tác phẩm Tắt đèn

Tác phẩm Tắt đèn là một tiểu thuyết được viết bởi nhà văn Ngô Tất Tố. Tiểu thuyết gồm tổng cộng 26 chương và lần đầu được in trên báo Việt nữ vào năm 1937. Đây được đánh giá là một trong các tác phẩm văn học hiện thực phê phán nổi bật của làng văn học Việt Nam.

tắt đèn Ngô Tất Tố
Giới thiệu về tác phẩm tắt đèn

Qua 26 chương truyện, tác giả Ngô Tất Tố đã thành công tái hiện cuộc sống khốn cùng, cơ cực của tầng lớp nông dân Việt Nam ta ở giai đoạn đầu thế kỷ XX khi bị thực dân Pháp đô hộ.

Tác giả Ngô Tất Tố

Ngô Tất Tố sinh năm 1893 – 1954, tại làng Lộc Hà, tổng Hội Phụ, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, nay đổi thành thôn Lộc Hà, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Ông sinh gia trong một gia đình đông con, gồm 7 anh chị em, trong đó, ông là người con thứ 2, trên ông là một chị gái và dưới ông là 2 em trai và 3 em gái. 

Từ khi còn nhỏ, ông đã được thụ hưởng nền giáo dục Nho giáo. Bắt đầu từ năm lên 5 tuổi, ông đã được ông nội của mình dạy vỡ lòng chữ Hán, sau đó thì tiếp tục theo học tại các trường ở làng quê trong vùng. Đến năm 1912, có một khoảng thời gian ngắn ông theo học tư chữ Pháp rồi tham gia vào các kỳ thi truyền thống do triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ tổ chức. Mặc dù đã vượt qua kỳ sát hạch nhưng tại kỳ đệ nhất của vòng thi hương thì ông bị hỏng. 

nhà văn Ngô Tất Tố
Chân dung nhà văn Ngô Tất Tố

Phải tới năm 1915, Ngô Tất Tố mới đỗ đầu kỳ thi khảo hạch toàn tỉnh Bắc Ninh. Cũng vì vậy mà ông được mọi người gọi là đầu xứ Tố. Tại kỳ thi hương cuối cùng của Bắc Kỳ, khoa Ất Mão, ông đã qua được kỳ đệ nhất nhưng lại bị hỏng ở kỳ đệ nhị. 

Tới năm 1926, ông bắt đầu ra Hà Nội và tham gia viết báo cho tờ An Nam tạp chí. Đáng tiếc là tờ báo đã phải tự đình bản do thiếu kinh phí hoạt động. Vì vậy Ngô Tất Tố đã cùng với Tản Đà vào Sài Gòn lập nghiệp. Dẫu rằng cuộc Nam tiến của ông không thực sự thành công, thế nhưng, tại đây ông lại có được cơ hội quý giá để tiếp cận với tri thức và văn hóa thế giới, đồng thời tiếp tục theo đuổi nghề báo và sau này trở thành một nhà báo chuyên nghiệp. Trong thời gian ở tại Nam Kì ông đã sử dụng nhiều bút danh khác nhau như: Lộc Hà, Bắc Hà, Thiết Khẩu Nhi, Tân Thôn Dân,…

Ngô Tất Tố ở lại Sài Gòn khoảng gần 3 năm thì quyết định trở về Hà Nội và sinh sống bằng cách tham gia viết báo cho nhiều tờ báo khác nhau như: Thực nghiệp, Hải Phòng tuần báo, Phổ thông, Thần chung, Đông Dương, Tương lai, Hà Nội tân văn, Đông Pháp thời báo,… Theo thống kê thì ông đã sử dụng tổng cộng 29 bút danh khác nhau. Gồm: Hy Cừ, Thuyết Hải, Tuệ Nhơn, Phó Chi, Thục Điểu, Xuân Trào,… 

Đã có rất nhiều tác phẩm được viết bởi Ngô Tất Tố trong giai đoạn từ 1936 – 1939, trong đó chủ yếu là các tác phẩm chỉ trích quan lại, tham nhũng thời phong kiến. 

Theo như Hà Văn Đức chia sẻ trong bài viết “Ngô Tất Tố – Nhà văn tin cậy của nông dân” được đăng trên báo Nhân Dân vào ngày 10/06/1997 thì Ngô Tất Tố đã từng bị chánh sở mật thám Hà Nội gọi lên vào năm 1935 để “mua chuộc” thế nhưng ông đã thẳng thừng từ chối. Bên cạnh đó, đã có không ít lần ông bị cấm viết báo, thậm chí là trục xuất khỏi Hà Nội, Hải Phòng lẫn Nam Định. Đặc biệt, năm 1939, tác phẩm Tắt đèn của ông đã bị chính quyền thực dân Pháp ra lệnh cấm phát tán, lan truyền. Ông cũng từng bị nhà chức trách tại Bắc Ninh khám xét và bắt giam ở Hà Nội vài tháng.

Tóm tắt nội dung

Tác phẩm Tắt đèn Ngô Tất Tố kể về cuộc đời của chị Dậu – một người phụ nữ tảo tần, lam lũ. Tên thật của chị trước khi lấy chồng là Lê Thị Đào. Chị được sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp trung lưu và vốn là một cô gái vừa xinh đẹp, giỏi giang lại tháo vát. 

Ban đầu, sau khi lấy chồng, vợ chồng chị vốn cũng dư giả. Thế nhưng do mẹ cùng em trai của anh Dậu cùng lúc qua đời nên vợ chồng chị phải chi tiêu không ít tiền để lo việc ma chay. Chưa hết, sau đó anh Dậu lại bất ngờ mắc bệnh sốt rét, cần tiền thuốc thang. Thế là mọi gánh nặng đều đổ hết lên vai của chị Dậu, đẩy gia đình chị lâm vào cảnh “nhất nhì trong hạng cùng đinh trong làng”.

Tác phẩm tắt đèn
Tắt đèn – Tác phẩm văn học hiện thực phê phán nổi bật của làng văn học Việt Nam

Cũng trong lúc ấy lại tới mùa sưu buộc chị phải chạy vạy khắp nơi để vay tiền nộp cho chồng nhưng lại chẳng thể vay mượn được ai. Do không có tiền nộp sưu nên dù bệnh tật anh Dậu vẫn bị bọn cai lệ cùm kẹp và lôi đi giam ở đình làng. Bị dồn vào chân tường chị đành phải đứt ruột đứt gan mà bán đi đứa con gái đầu lòng ngoan ngoãn (cái Tí) cùng với ổ chó mới đẻ vẫn còn chưa kịp mở mắt của gia đình cho vợ chồng lão Nghị Quế ở thôn Đoài để đổi lấy 2 đồng nộp sưu. 

Tuy nhiên, sau khi nộp sưu cho chồng xong thì gia đình chị lại bị bọn cai làng bắt nộp cả sưu cho em trai đã mất cả anh Dậu. Nguyên nhân là bởi em trai anh Dậu chết ở năm ta nhưng lúc đó lịch năm Tây đã sang năm mới nên không được miễn sưu. Thế là anh Dậu vẫn chưa được thả về nhà. 

Cho tới nửa đêm, anh Dậu được đưa về nhà trong tình trạng thoi thóp, dở sống dở chết. May mắn là được bà con làng xóm giúp đỡ anh mới dần tỉnh lại. Bà lão hàng xóm thương tình mà mang cho bát cháo nhưng chưa kịp ăn thì bọn cai lệ cùng người nhà lý trưởng lại ập vào ép sưu. Dù đã van xin hết lời nhưng không được, cuối cùng uất ức quá nên chị Dậu đã ra tay đánh lại. Thế là chị bị thúc giải lên quan vì tội danh đánh người nhà nước. 

Tại đây, tên quan huyện lại đã dở ý định đồi bại, định sàm sỡ, dâm ô chị thì bị chèn vứt tọt nắm bạc vào mặt rồi bỏ chạy. May mắn chị đã gặp được một người nhà quan cụ trên tỉnh và được người này cho 2 đồng bạc để nộp hết sưu. Đồng thời, người này cũng hứa sẽ cho chị một công việc để trả nợ, đó là vắt sữa của mình cho quan cụ uống bởi quan cụ đã già, rụng hết răng, không thể ăn được cơm. Chị Dậu bèn về bàn với chồng mình và đề nghị cho cái Tỉu làm con nuôi nhà hàng xóm rồi lên tỉnh làm việc. Thời gian đầu lên tỉnh làm việc, chị có gửi tiền về cho anh Dậu. Thế nhưng, vào một đêm tối trời, quan cụ đã mò vào buồng chị nhằm giở trò đồi bại. 

Cuối cùng, tác giả Ngô Tất Tố chỉ viết một câu như lời kết thúc tác phẩm Tắt đèn của mình: “Chị vùng chạy ra ngoài giữa lúc trời tối đen mực, đen như cái tiền đồ của chị vậy!”.

Nhân vật trong tác phẩm Tắt đèn

Tác phẩm tắt đèn được chuyển thể thành phim
Chị Dậu và anh Dậu trong tác phẩm Tắt đèn khi chuyển thể thành phim
  • Chị Dậu: Là nhân vật chính trong truyện Tắt đèn. Theo lời kể của tác giả thì chị mới 24 tuổi và là một người phụ nữ xinh đẹp, chu đáo, đảm đang, tháo vát, yêu chồng, thương con nhưng gia cảnh khó khăn, bần cùng. Bên cạnh đó, chị cũng là một người rất kiên cường, dũng cảm, dám đấu tranh vì công lý. Chị được coi là một biểu tượng cho nét đẹp của người phụ nữ Việt trước Cách mạng tháng 8
  • Anh Dậu: Chồng của chị Dậu, 26 tuổi, sinh ra trong một gia đình làm nông hiền lành, chất phác. Từ khi lên 8 tuổi anh đã bắt đầu đi làm ruộng và trở thành một tá điền lực lưỡng. Gia đình cũng có chút tiền bạc nhưng sau đó vì lo ma chay cho mẹ và em trai rồi lại bị sốt rét và tới mùa thu sưu nên gia đình lâm vào cảnh túng quẫn. Trước tình hình đó, vợ anh – chị Dậu buộc phải bán con, bán chó để kiếm tiền chuộc anh về
  • Cái Tí: Là con gái đầu lòng của vợ chồng chị Dậu. Cô bé còn nhỏ, chỉ mới 7 tuổi nhưng lại rất ngoan ngoãn, chăm chỉ, hiểu chuyện, biết thay mẹ lo toan việc nhà, chăm em và rất thương cha mẹ. Thế nhưng, do nhà không còn tiền để nộp sưu chuộc chồng, chị Dậu đành phải bán cái Tí cho nhà Nghị Quế làm con ở
  • Thằng Dần: Là đứa con trai nhỏ mới 5 tuổi của vợ chồng chị Dậu. Dù thằng Dần còn nhỏ, hơi nhõng nhẽo nhưng lại rất thương chị. Khi chị bị bán đi thằng bé luôn đòi bu – chị Dậu phải dẫn chị Tí về
  • Cái Tỉu: Là đứa con gái út, chỉ mới được 2 tuổi của vợ chồng chị Dậu
  • Vợ chồng Nghị Quế: Là 2 địa chỉ độc ác, giàu có nhưng lại keo kiệt, thủ đoạn và ngu dốt, chuyên hà hiếp, bóc lột những người nông dân nghèo khổ, xiết đồ của các dòng họ với giá rẻ
  • Cai lệ: Là kẻ chuyên đi thúc sưu, nghiện nặng. Hắn cũng là kẻ bị chị Dậu đánh cho ngã ngửa ra giữa nhà
  • Quan huyện: Là một tên quan tham, dâm ô, có mưu đồ cưỡng bức chị Dậu trong lúc xử án
  • Cụ “Cố”: Là cha đẻ của quan cụ. Hiện đã ngoài 80 tuổi, già cả, rụng hết cả răng, chuyên uống sữa người như một dạng thuốc bổ 
  • Quan cụ: Là con của cụ “Cố”, cũng chính là kẻ nửa đêm nửa hôm mò vào buồng chị Dậu định dở trò đồi bại
  • Mụ Cửu Xung: Là vợ của quan Cửu Xung trên tỉnh đã cho chị Dậu 2 đồng bạc để chị có tiền cứu chồng và giới thiệu công việc cho chị tại nhà cụ “Cố”

Giải thưởng

Mặc dù tác phẩm Tắt đèn Ngô Tất Tố không nhận được giải thưởng gì nhưng lại được đánh giá cao từ giới chuyên môn cũng như những người yêu văn học. Có rất nhiều độc giả yêu thích và tìm đọc tác phẩm này. Đồng thời, đây cũng được đánh giá là một trong những tác phẩm nổi bật nhất của nhà văn Ngô Tất Tố. Hiện chương “Tức nước vỡ bờ” trong tác phẩm đã được in trong sách Ngữ Văn lớp 8.

Tải tác phẩm tắt đèn PDF

Để tải tác phẩm Tắt đền PDF của tác giả Ngô Tất Tố bạn đọc có thể truy cập vào link: Tác phẩm Tắt đèn PDF

Nội dung

Các bạn có thể đọc ngay tác phẩm tắc đèn của tác giả Ngô Tất Tố ngay dưới đây

Danh sách các chương

Lời kết

Trên đây là giới thiệu về tác phẩm Tắt đèn – Ngô Tất Tố. Một trong những tác phẩm lột tả trần trụi sự thối nát của xã hội nước ta lúc bấy giờ và cuộc sống khốn cùng của những người lao động vất vả khi bị dồn tới đường cùng.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here