Các tác phẩm NFT đang nhận được rất nhiều sự quan tâm, không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều quốc gia khác trên thế giới. Vậy NFT là gì? Làm sao để tạo ra tác phẩm NFT riêng cho mình và bán chúng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!

Tác phẩm NFT là gì?
NFT là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Non-Fungible Token”. Đây là một loại token không thể thay thế, được phát hành trên Blockchain. Chúng sẽ đại diện và chỉ đại diện cho duy nhất 1 tài sản. Đó có thể là tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc, tài liệu hay bất động sản,… Sở dĩ NFT không thể thay thế bởi mỗi NFT chính là một tài sản kỹ thuật số độc lập với một số nhận dạng duy nhất.
Chúng ta đôi khi có thể thấy 2 NFT trông giống nhau thế nhưng thực tế chúng vẫn không thể thay thế hay hoán đổi cho nhau. Vì vậy, coin có thể trao đổi, giao dịch với coin khác nhưng NFT thì không. Đây cũng là một trong những nguyên nhân tại sao mà người ta lại lựa chọn công nghệ NFT để tạo bằng chứng xác thực và quyền sở hữu trên nền tảng NFT.

NFT cũng có thể hoàn toàn là một tài sản kỹ thuật số như phiên bản mã hóa tài sản trong thế giới thực, đất trên Metaverse hay vật phẩm trò chơi.
Nhìn chung, NFT không phải là một ý tưởng mới mẻ nhưng nó chỉ thực sự được biết đến nhiều nhờ vào trò chơi nuôi mèo ảo CryptoKitties. Sở dĩ như vậy là bởi trò chơi này cho phép người chơi được nuôi và giao dịch mèo ảo bằng đồng tiền điện tử Tether.
Cơn sốt thị trường mua bán NFT
Hiện nay thị trường đang trải qua cơn sốt mua bán NFT. Sự ra đời của NFT đã giúp người dùng mã hóa các tài sản của họ trong thế giới thực và lưu trữ, giao dịch trên Blockchain dưới dạng token. Nhờ vậy mà các tài sản trở nên có sức hơn hơn ở nhiều thị trường. Ngay cả các sản phẩm như tranh ảnh, đồ mỹ nghệ, đồ sưu tầm quý hiếm,… cũng nhận được nhiều sự chú ý hơn.
Đặc biệt, BFT còn hỗ trợ người dùng lưu trữ dữ liệu nhận dạng cũng như quyền sử hữu trên nền tảng Blockchain. Điều đó giúp người dùng tăng quyền riêng tư và tính toàn vẹn dữ liệu. Mặt khác, tài sản còn tránh được tình trạng cọ xát thương mại trong quá trình chuyển nhượng.

Gần đây, một đoạn video do nghệ sĩ Beeple đăng tải chỉ dài vỏn vẹn 10 giây là một trong những tác phẩm NFT đang “làm mưa làm gió” trên thị trường. Đoạn video này đã được Pablo Rodriguez-Fraile – một nhà sưu tập mua lại với mức giá gần 67.000 USD (hơn 1,5 tỷ đồng) vào hồi tháng 10/2020. Và tới cuối tháng 02/2021, tức chỉ 4 tháng sau đó nhà sưu tập này đã bán lại tác phẩm NFT ấy với giá cực sốc, lên tới 6,6 triệu USD (tương đương hơn 151 tỷ đồng).
Ngoài ra, còn có một tác phẩm NFT khác cũng là của Beeple, đó là bức tranh mang tên “Everyday: The First 5.000 Days” đã được bán với mức giá cực khủng, lên tới 69,3 triệu USD (tương đương 1.6000 tỷ đồng).
Có thể nói thị trường giao dịch tác phẩm NFT đang ngày càng trở nên nhộn nhịp với sự tham gia của rất nhiều nhóm người dùng khác nhau, trong đó có không ít gương mặt nghệ sĩ, ca sĩ, người nổi tiếng. Tiêu biểu có thể kể tới ca sĩ Grimes, cô là bạn gái của tỷ phú Elon Musk. Được biết, nhờ vào bộ sưu tập tranh và video âm nhạc NFT đã giúp cô kiếm được khoảng 5,8 triệu USD (hơn 133 tỷ đồng) chỉ trong vòng chưa tới 20 phút. Hay như Steve Aoki – một DJ đình đám cũng nhanh chóng bắt kịp trào lưu bằng cách cho ra mắt đoạn video với nhân vật hư cấu đang nhảy múa trên nền nhạc do chính anh sáng tác.
Hay năm 2021, hãng thời trang RTFKT đã cho ra mắt bộ sưu tập giày thể thao NFT được lấy cảm hứng từ nền văn hóa Trung Hoa. Rồi thì nhóm nhạc nam Hàn Quốc A.C.E cũng cho biết sẽ chuẩn bị giới thiệu bộ sưu tập 106 ảnh thẻ kỹ thuật số.
Có thể nói, giao dịch tác phẩm NFT đã trở thành trào lưu, tạo nên một cơn sốt tại nhiều quốc gia, châu lục. Cũng vì vậy mà rất nhiều người muốn tìm hiểu tác phẩm NFT là gì và cách tham gia giao dịch.
Cách tạo tác phẩm NFT
Để có thể tạo tác phẩm NFT thì bạn cần phải lên các platform, ví dụ như Cent, Rarible hay OpenSea. Nhìn chung các platform này đều có chung hình thức hoạt động. Bạn chỉ cần đăng tải thứ mà bạn muốn biến thành NFTs lên và có thể thêm cả link vào rồi điền những thông tin được yêu cầu.
Ví dụ, bạn có thể chọn tạo tác phẩm NFT trên OpenSea. Nền tảng này cho phép bạn có thể tạo NFT là đồ sưu tầm, vật phẩm game, tên miền,… Bên cạnh đó, NFT của OpenSea cũng được hỗ trợ trên nhiều Blockchain khác nhau. Ở trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tạo tác phẩm NFT trên nền tảng Blockchain Polygon vì cách này bạn sẽ không cần trả phí đúc.
Để tạo NFT trên nền tảng OpenSea bạn cần chuẩn bị:
- Ví điện tử (MetaMask, CoinBase,…)
- Kết nối với Chain Polygon
- Tác phẩm muốn tạo NFT (Kích thước file không quá 100MB và tồn tại dưới dạng file JPG, PNG, GIF, SVG, MP4, WEBM, MP3, WAV, OGG, GLB, GLTF)
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bạn thực hiện như sau:
Bước 1: Truy cập vào website của OpenSea theo địa chỉ link Opensea.io -> Nhấn vào biểu tượng ví trên cùng, ở góc phải.

Bước 2: Chọn ví liên kết, ví dụ MetaMask để kết nối.

Bước 3: Chọn biểu tượng đánh số (1) như hình dưới -> Chọn “My Collections” -> Chọn “Create a Collection”.

Bước 4: Chọn hình đại diện cho bộ sưu tập NFT và đặt tên.

Bước 5: Chọn chain Polygon (1) -> Chọn “Create”.

Bước 6: Chọn “Add items” để tạo NFT mới cho mình.

Bước 7: Tải lên tệp muốn tạo NFT và điền đầy đủ thông tin. Khi điền thông tin cần lưu ý phần phí bản quyền (Creator Earning) và phần Blockchain

- Creator Earning: Nếu cài đặt thêm tỷ lệ % phí bản quyền khi có ai đó muốn sở hữu NFT của bạn sẽ giúp bạn có thêm một nguồn thu nhập nữa
- Blockchain: Chọn Polygon để được miễn phí phí gas
Bước 8: Sau khi tạo xong tác phẩm NFT bạn có thể lưu trữ trong ví hoặc cũng có thể list lên sàn. Nếu list lên sàn và bán thành công bạn sẽ phải trả cho sàn 2.5% giá trị NFT

Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo tác phẩm NFT trên nền tảng Rarible. Cách làm như sau:
Bước 1: Vào phần mềm Photoshop và vẽ một bức tranh mình muốn, chỉnh sửa cho tới khi thực sự ưng ý -> Truy cập vào website rarible.com -> Kết nối với ví Metamask của mình.
Bước 2: Nhấn vào nút “Create Collectible” nằm tại góc trên cùng, bên phải giao diện.
Bước 3: Nếu muốn token sưu tầm của bạn là duy nhất thì chọn “Single” hoặc nếu muốn bán 1 token sưu tầm nhiều lần thì chọn “Multiple”.
Bước 4: Giả sử chọn “Multiple” và quyết định ở loạt token đầu tiên sẽ đúc 3 bức tranh “Tokenizer It”. Khi này, nền tảng sẽ cho phép bạn tải file với định dạng là .jpg, .png hay .gif. Kích thước của file tối đa không quá 10MB. Bạn cũng có thể lựa chọn tạo một bộ sưu tập hoặc một “RARI”. Ví dụ, bạn chọn tạo một RARI và hoàn tất.
Cách bán tác phẩm NFT
Cách bán tác phẩm NFT cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần làm theo các bước:

Bước 1: Tìm NFT muốn bán trong bộ sưu tập NFT của mình -> Nhấn nút “Bán”.
Bước 2: Nhấn nút “Chỉnh sửa” tại bộ sưu tập muốn bán -> Ký thông báo bằng ví của bạn và thiết lập tiền bản quyền.
Bước 3: Chọn mã thông báo ERC-20 và xác nhận bán.
Những tác phẩm NFT được bán đắt nhất hiện nay
Trong những năm gần đây đã có rất nhiều tác phẩm NFT được bán ra thị trường với số tiền cực lớn. Trong đó, cao nhất phải kể tới:
Everydays: The First 5000 Days – Giá 69,3 triệu USD
Đây là một tác phẩm nghệ thuật NFT được sáng tạo bởi Mike Winkelmann hay còn gọi là Beeple – một nhà thiết kế đồ họa người Mỹ. Tháng 02/2021, tác phẩm này đã được bán với mức giá lên tới 69,3 triệu USD thông qua cuộc bán đấu giá tại Christie. Người mua tác phẩm này là nhà đầu tư Metakovan.

NFT Everydays: The First 5000 Days là một tác phẩm ảnh ghép của 5.000 bức ảnh nghệ thuật khác nhau. Các bức ảnh đều có bối cảnh hậu khải huyền và ít nhiều liên quan tới văn hóa đại chúng hay tin tức hiện tại.
Clock – Giá 52,7 triệu USD
Đứng sau Everydays: The First 5000 Days chính là tác phẩm Clock với mức giá 52,7 triệu USD. Tác phẩm mô tả một bộ đếm thời gian mà người sáng lập WikiLeaks – Julian Assange phải ngồi tù. Người chịu trách nhiệm giám tuyển tác phẩm NFT này chính là nghệ sĩ kỹ thuật số Park và Assange.
Tháng 02/2022, tác phẩm này đã được đấu giá với số tiền là 16,953 ETH, tương đương với 52,7 triệu USD.
Human One – Giá 28,9 triệu USD
Một tác phẩm NFT khác của Beeple cũng được bán với mức giá cực đắt, đó là Human One. Đây là tác phẩm nghệ thuật vật lý đầu tiên của nghệ sĩ này. Tác phẩm đã được bán đấu giá hồi tháng 11/2021 tại nhà đấu giá Christie với số tiền lên tới 28.9 triệu USD.

Được biết đây là một tác phẩm điêu khắc chuyển động 3D với 4 màn hình kỹ thuật số. Tác phẩm này được kết hợp nhiều thứ và hiển thị dưới dạng đoạn video dài vô tận về hành trình đi qua các điểm vào những thời điểm khác nhau trong ngày của một phi hành gia.
CryptoPunk #5822 – Giá 23,7 triệu USD
23,7 triệu USD là giá bán của tác phẩm NFT này. Tác phẩm chính thức được bán vào hồi tháng 02/2022 và người mua nó là Giám đốc điều hành của một công ty khởi nghiệm công nghệ Blockchain. Điểm độc đáo khiến cho tác phẩm này đắt giá tới như vậy đó là bởi nó là phiên bản người ngoài hành tinh hiếm nhất và đồng thời cũng là một trong số 333 chiếc có khăn rằn.

CryptoPunk #7523 – 11,75 triệu USD
Một NFT khác cũng có giá trị cao đó là CryptoPunk #7523. Giá của tác phẩm NFT này là 11,75 triệu USD và được bán đấu giá tại nhà đấu giá Sotheby hồi tháng 06/2021. Đây không chỉ là một phần của phiên bản người ngoài hành tinh cực kỳ hiếm mà nó còn là phiên bản người hành tinh duy nhất đeo khẩu trang.

Lời kết
Trên đây là giải đáp cho những ai băn khoăn tác phẩm NFT là gì, cách tạo và bán ra sao. Có thể thấy, NFT đang ngày càng được ưa chuộng, trong đó có nhiều tác phẩm được bán với mức giá cực kỳ cao.